Trang trí ban công

Ban công là gì?

Khái niệm

Ban công được hiểu là kết cấu nối liền với một bức tường và được nhô ra khỏi mặt bằng nhà, có dầm đỡ bên dưới và gắn lan can an toàn. Thông thường, ban công sẽ được xây với nhà trên 2 tầng. Có 2 – 3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên và có thể sử dụng mái che hoặc không.

Trang trí ban công M1

Nhắc đến ban công cũng không thể không nhắc đến ban công ở các chung cư giúp tạo không gian cảnh quan cho ngoại thất căn nhà trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn mà còn là nơi giúp bạn và gia đình có những phút giây thư giãn tuyệt vời bên nhau.

Hiện nay, vẫn khá nhiều người nhầm lẫn trang trí ban công với logia. Tuy nhiên, logia là phần ăn sâu vào mặt bằng nhà, không nhô ra giống như ban công, được che chắn bởi trần nhà và chỉ có 1 mặt tiếp xúc với thiên nhiên.

Cấu tạo của ban công

Ban công có cấu tạo bao gồm:

  1. Dầm đỡ (nếu ban công hẹp dưới 80cm thì không cần dầm đỡ).
  2. Sàn ban công: Được lát gạch men, gạch chống trơn hoặc gỗ,…
  3. Lan can: Có thể được làm bằng thép không gỉ, inox, nhôm, kính,…
  4. Vật liệu trang trí: Gồm các chậu hoa được đặt trên kệ sắt hoặc kệ gỗ – kệ nhựa và cũng có thể treo ở cửa sổ, đồ nội thất như bàn ghế, các loại cây xanh, và một số loại đèn để có thể trang trí tạo nên một ban công đẹp với những màu sắc lung linh.

Vai trò của ban công

Như đã biết, ban công chính là khoảng không gian nhỏ nhô ra ngoài và tiếp giáp với các tầng nhà. Dưới đây là những công dụng cũng như vai trò của ban công có thể bạn thừa biết:

Không gian thư giãn

Ban công thường được thiết kế mở, là nơi bạn có thể phóng tầm mắt ra ngoài không gian một cách tự do nhất. Đây là nơi bạn có thể ngắm cảnh, đọc sách, hút thuốc châm trà hay nhâm nhi một tách cafe vào mỗi buổi sáng đẹp trời.

Khoảng không gian thư giãn
Khoảng không gian thư giãn

Có rất nhiều người chọn lựa ban công là nơi trồng cây, trồng hoa để không gian sống thêm xanh. Chăm sóc cây cảnh vào mỗi buổi chiều hoặc những ngày rảnh rỗi cũng là cách thư giãn tuyệt vời. Nhìn những chậu cây xanh mướt, chậu hoa nở rộ nơi ban công đã trở thành thú vui của rất nhiều người.

Ban công cũng có thể là nơi tiếp khách

Nghe thì có vẻ hơi vô lí nhưng ban công cũng chính là nơi đón tiếp các vị khách quý tới thăm nhà. Mọi người thường nghĩ chỉ có phòng khách mới có thể là nơi tiếp khách nhưng cuộc sống hiện đại ngay nay đã có rất nhiều sự đổi thay. Với những căn hộ chung cư cao tầng có khoảng ban công rộng, họ thường hay dọn dẹp sạch sẽ, kê bàn ghế gọn gàng để đón tiếp khách. Không gian lí tưởng này sẽ rất thích hợp với những câu chuyện vui giữa bạn bè, không thua kém gì phòng khách rộng rãi.

Nơi phơi phong, chứa đồ đạc

Ban công là không gian mở, đón nhiều ánh sáng và ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy rất thuận tiện cho việc hong khô và phơi phong quần áo, vật dụng. Rất nhiều gia đình đã tận dụng khoảng không này để làm “sân phơi” hoặc là nơi chứa đồ đạc.

Thực hiện nghi lễ, biểu diễn nghệ thuật

Chắc chắn rằng các bạn sẽ rất ngạc nhiên với công dụng này của ban công phải không? Thiết kế này được áp dụng đối với phương Tây nhiều hơn là ở Việt Nam. Với những công trình mang tính chất cộng đồng, ban công còn là nơi để những chính khách hay Giáo hoàng đứng phát biểu hay kêu gọi ủng hộ. Ngoài ra, nhiều nhà hát kịch ở châu Âu, ban công còn là nơi lí tưởng để trình diễn các tiết mục văn nghệ.

Nguyên tắc thiết kế trang trí ban công

Diện tích ban công

Thông thường, độ rộng trang trí ban công có thể là 1m; 1,2m; 2m; 3m; 4m,… song không được tùy tiện xây theo sở thích. Để đạt được công năng và thẩm mỹ, người thiết kế phải tính được độ rộng vừa đủ của ban công, cũng như phù hợp với kiến trúc cảnh quan xung quanh.

Ngoài ra, đối với ban công chung cư, nhà ống, nhà mặt phố, cần thiết kế ban công theo đúng độ vươn ra đường công cộng, vỉa hè. Cụ thể:

  • Chiều rộng lộ giới nhỏ hơn 6m thì độ vươn tối đa của ban công là 0,6m,
  • Chiều rộng lộ giới từ trên 6m đến dưới 12m thì độ vươn tối đa của ban công là 0,9m,
  • Chiều rộng lộ giới từ trên 12m đến nhỏ hơn 20m thì độ vươn tối đa của ban công là 1,2m,
  • Chiều rộng lộ giới nhỏ hơn hoặc bằng 20m thì độ vươn tối đa của ban công là 1,4m.

Lưu ý, nếu ban công vẫn nằm trong lộ giới sau khi nhô ra khỏi mặt tiền thì không cần đáp ứng theo quy định này.

Phong thủy trang trí ban công

Hướng ban công hợp phong thủy nhất là hướng Đông, tức “khí đông lai” sẽ mang lại điềm lành đến cho gia đình. Hoặc bạn cũng có thể hướng ban công về hướng Nam, tức “Huân phong nam lai”. Nó sẽ giúp không gian luôn được thoáng mát.

Tránh để ban công hướng Tây hay hướng Bắc. Bởi đây là những hướng có điều kiện thời tiết không tốt, chịu nắng gắt vào mùa hè và hút gió vào mùa đông.

Ban công cần có tầm nhìn tốt để đảm bảo độ thông thoáng cho căn nhà và không cần trở vượng khí đến với gia đình.

Ban công cần đảm bảo có hệ thống thoát nước tốt để không ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Đồng thời, trong phong thủy, nước bẩn đọng tại ban công đồng nghĩa với việc nhà luôn tồn tại uế khí. Điều này không tốt cho sức khỏe và vận khí của gia đình.

Trang trí ban công bằng cây xanh cần chọn những cây hợp tuổi, hợp mệnh để gia tăng vượng khí cho gia chủ và các thành viên.

  • Hướng thiết kế ban công hợp phong thủy nhất là hướng Đông và hướng Nam
  • Hướng thiết kế ban công hợp phong thủy nhất là hướng Đông và hướng Nam.
Chọn hướng trang trí cây xanh giúp điểu hòa không khí
Chọn hướng trang trí cây xanh giúp điểu hòa không khí

Tính an toàn trong quá trình thi công cũng như bàn giao cho khách hàng

Ban công là phần nhô ra của căn nhà, do đó cần có lan can, rào chắn hay lưới an toàn để đảm bảo tính mạng cho con người. Theo đó, chiều cao và khoảng cách an toàn của ban công được được quy định như sau:

Chiều cao trang trí ban công chính là chiều cao của thành lan can và phải xây cao tối thiểu 1,1m tính từ mặt sàn tới tay vịn.

Khoảng cách giữa các thanh lan can không được quá 10cm. Bên cạnh đó, không nên dùng các thanh thép nhỏ làm thanh chắn ngang, bởi chúng khó có thể đảm bảo được độ bền vững, chắc chắn.

Hiện nay, đối với các tòa nhà cao tầng như chung cư thì ban công cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ rộng, chiều cao của các thanh lan can. Đồng thời, ưu tiên sử dụng lan can được thiết kế từ chất liệu gỗ, inox, sắt uốn, kính để đảm bảo tính an toàn.

Vật liệu sử dụng và trang trí ban công

Khu vực ban công được thiết kế là không gian ngoài cùng của mặt bằng ngôi nhà. Vì nơi đây thường xuyên tiếp xúc với môi trường nên ưu tiện chọn các vật liệu sử dụng có độ bền cao. Bề mặt sàn ban công nên chọn loại gạch chống trơn và có khả năng thoát nước nhanh để tránh ứ đọng nước.

Nội thất ngoài ban công cần cân nhắc đến độ rộng của không gian, kiểu cách và màu sắc để lựa chọn sao cho phù hợp tránh các thiết kế quá cồng kềnh và nặng nề.

Mẫu trang trí ban công đẹp

Quý khách đang tìm công ty trang trí ban công cho ngôi nhà của mình hãy gọi cho Cảnh Quan Đông Thịnh qua số điện thoại: 0913839170

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0913839170